Dạ vâng, tiêu đề là kỹ thuật viết bài chuẩn SEO, chứ không phải nghệ thuật viết bài chuẩn SEO vì trong bài viết này mình vẫn phân tích về các yếu tố kỹ thuật giúp cho một bài viết chuẩn SEO. Vẫn không nói đến cách viết một bài viết HAY như thế nào, mà chỉ phân tích về các yếu tố onpage để một bài viết được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Mình sẽ không giấu diếm khi nói, Leader SEO dự án wikipedia là thần tượng của mình. Anh ấy onpage website tốt, viết nội dung tốt, điều hướng liên kết nội bộ tốt, các liên kết ra bên ngoài website tốt. Làm thương hiệu tốt khiến cho CTR của wikipedia chắc cao chót vót. wikipedia đã không lên TOP thì thôi, đã lên là phải nằm trong TOP 1 – 3. Cả đời viết bài, duyệt bài chỉ nhằm mục đích phục vụ người dùng. Nhược điểm duy nhất của anh Leader SEO wikipedia là anh ấy không tồn tại.
Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tại sao wikipedia lại lên top nhiều từ khóa như thế qua các phân tích dưới đây nhé.
1. Thẻ Title, URL & Meta Description
Dùng Extensions Mozbar để xem, thì ta có các chỉ số sau
1.1 Title
Thẻ title có chứa từ khóa, ở đây là từ khóa đồng nghĩa với độ dài vừa phải, hiển thị trên search không bị cắt bớt. Cấu trúc tiêu đề: Từ khóa + Tên thương hiệu (wikipedia tiếng việt), tuy nhiên tiêu đề chưa có giật tit ( cái này cùng dễ hiểu đối với một website như wikipedia )
Từ đó ta có kết luận
- Tiêu đề là vị trí quan trọng cần chứa từ khóa.
- Để làm thương hiệu mang tính lâu dài thì [Tiêu đề + Thương hiệu] sẽ tốt hơn [Tiêu đề + Giật tit]
- Lưu ý về độ dài
1.2 URL
Url hết sức ngắn gọn, không thể hiện cấu trúc danh mục
URL là tiếng việt có dấu, bắt mắt: không chứa ký tự đặc biệt kiểu @#$%^&*, đồng thời thể hiện tiêu đề bài viết. Thuật lợi cho việc khi chia sẻ bài viết và dẫn link nguồn. Người ta nhìn đường link là biết nội dung
Từ đó ta có kết luận
- URL cần ngắn gọn
- URL không nên chứa ký tự đặc biệt
- URL “bắt theo” tiêu đề bài viết
- URL là tiếng việt có dấu hay không dấu không quan trọng. Quan trọng là nó đẹp
1.3 Meta Description
Wiki quên viết Description luôn. Nhìn lên ảnh 1 các bạn sẽ thấy Google tự bắt 150 ký tự đầu tiên làm Meta Desciption luôn
Từ đó ta có kết luận: Do wiki nó nhiều index quá, 118,000,000 index lận, nên nếu mà ngồi viết hết tất cả các desciption chắc mấy thế hệ mất. Vì vậy, nếu các mấy bạn đang làm SEO báo (hàng trăm nghìn bài viết) thì có Auto Desciption cũng được chứ đừng quên như wiki. Còn nếu các bạn là website bình thường thì mình khuyến nghị vẫn nên tự viết Meta Description.
2. Thẻ Heading
Ta tiếp tục dùng Extension Web Deverloper để xem Heading
Nhìn vào hình ảnh trên các bạn có thể thấy thẻ Heading 1 đặt vào tiêu đề bài viết, Tiêu đề bài viết lại chứa từ khóa đồng thời trên 1 bài viết chỉ có duy nhất 1 Heading 1
Các bạn tiếp tục vào Web Deverloper: Information -> View Document Outline để xem thẻ Heading 2 và các thẻ Heading còn lại
Các Heading là các phần nội dung nhỏ và đây chính là cơ chế mà Spider đọc tổng quan bài viết của các bạn. ( Sử dụng Extension “Web Deverloper” của trình duyệt để xem phần này )
Từ đó ta có kết luận
- Mỗi Heading phải mô tả được một phần nội dung nhỏ trong bài viết
- Mỗi Heading 2 là một tiêu đề nhỏ. Một tiêu đề nhỏ sẽ mô tả được nội dung trong phần tiêu đề nhỏ đó
- Có tối thiểu 2 Heading 2
- Nếu trong mỗi Heading 2 có thể chia phần nội dung hơn nữa thì sử dụng Heading 3
Nếu mình nói Heading 2 có thể không chứa từ khóa thì sẽ gây nhiều tranh cãi. Trong ví dụ này, với bài viết về SEO của wiki thì Heading 2 có chứa từ khóa. Tuy nhiên, ở một vài bài viết khác thì Heading 2 lại không cần chứa từ khóa. Ví dụ khác nhé:
Ở đây là bài viết trên wiki nói về cầu thủ Messi, thì các bạn có thể nhìn thấy 3 Heading 2 không có tiêu đề nhỏ nào chưa từ khóa cả. Nếu là dân SEO máy móc, họ sẽ cố nhồi từ khóa vào Heading 2, sẽ như thế này:
- Mục lục
- Tuổi thơ của Messi
- Sự nghiệp câu lạc bộ của Messi
Bạn thấy đấy!! Nó dài dòng và thừa. Chỉ cần đặt Heading 2 như wiki là người dùng cũng tự hiểu rồi. Không phải diễn giải ra như dân SEO như trong ví dụ trên nữa.
Từ đó ta có kết luận: Heading chỉ cần là những tiêu đề nhỏ liên quan đến tiêu đề lớn (H1). Còn không nhất thiết phải chứa từ khóa trong đó. Trong một bài khác mình có nói đến việc chọn Heading 2 là các từ khóa liên quan dưới chân trang
3. 150 Ký tự đầu & cuối
Tiếp tục ngồi soi wikipedia các bạn có thể thấy trong 150 ký tự đầu có chứa từ khóa tuy nhiên phần cuối của bài viết lại không chứa các từ khóa. Đây là một đều mà mình rất khó hiểu ở wikipedia
[caption id="attachment_1296" align="aligncenter" width="1280"] 150 ký tự đầu tiên có chứa từ khóa[/caption]
[caption id="attachment_1297" align="aligncenter" width="1280"] 150 ký tự cuối cùng không chứa từ khóa[/caption]
4. Thẻ ALT
Nhìn vào hình trên các bạn có thể thấy, các ảnh của wikipedica cái thì có, cái thì không, chứng tỏ hộ không chú trọng thẻ ALT lắm. Tuy nhiên, mình khuyến nghị các bạn vẫn nên điền đầy đủ thẻ ALT, vì trong trường hợp wifi của người dùng chậm load mãi không được cái ảnh, thì người ta chỏ con chuột vào sẽ hiện lên dòng ALT mà các bạn đã viết. Và đó cũng là nội dung mà Spider đọc để hiểu về bức ảnh của bạn.
5. Mật độ từ khóa
Sử dụng công cụ SEO Quake: Density -> 4-word keywords table ta có
Ở đây mình check bằng SEO Quake. Các bạn sẽ thấy mật độ từ khóa của từ “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” nó sẽ rơi vào khoảng 3 – 5%. Tuy nhiên, hãy nhìn mật độ của những từ khóa khác rất thấp, dưới 1%. Thậm chí, mật độ từ khóa của từ “SEO” còn dưới 2% mà Search từ “SEO” wiki vẫn lên TOP
6. Thẻ B/U/I
Nhìn vào hình các bạn sẽ thấy :
- Bôi đậm từ khóa chính và bôi đậm từ khóa chính nằm trong 150 ký tự đầu tiên của bài viết
- Số lượng từ bội đậm không có tối đa. Miễn sao đừng bôi đậm cả bài là được
- In nghiêng thì in nghiêng từ khóa liên quan
- Gạch chân thì gắn vào liên kết
7. Thẻ UL/OL
Nhìn vào hình trên các bạn có thể thấy mấy cái tròn tròn màu xanh ở đầu câu trong phần khoanh màu đỏ là thẻ UL đấy, thẻ UL thường thích hợp với dạng liệt kê. Còn các thẻ OL (đánh số thứ tự) thích hợp với dạng trình bày “step by step”
8. Internal link
Các bạn mà đọc bài trên wiki thì sẽ để ý thấy có chi chít link trỏ từ bày này qua bài khác. Các bạn nhìn bất kỳ ảnh nào phía trên đều có những link được gắn vào các cụm từ. Số lượng internal link trong 1 bài viết của wiki có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm liên kết. Miễn là trong bài viết xuất hiện “những cụm từ cần được định nghĩa” và có bài viết chuyên sâu để dẫn sang.
Mình đánh giá Internal link là một đặc sản của wikipedia. Đã không ít lần mình tốn hàng giờ đồng hồ trên trang web này. Bắt đầu từ một truy vấn, đọc bài viết rồi bấm vào những internal link dẫn sang những bài viết khác. Rồi trong bài viết khác lại có những internal link khác dẫn đến một bài viết khác nữa. Cứ thế cứ thế “time on site” của mình trên wikipedia rất cao. Việc níu chân người dùng và thời gian trên trang khổng lồ rõ ràng rất tốt cho SEO rồi!
Tất cả các Anchor Text đều là Anchor Text chính xác. Có nghĩa là Anchor Text là từ khóa SEO cho bài viết được dẫn đến. Điều này sẽ mâu thuẫn với lý thuật của các SEOer khác là “Anchor Text thì phải đa dạng”. Nhưng với cá nhân mình, đã thần tượng wiki thì cứ học theo. Anchor Text của Internal link thì phải là Anchor Text chính xác. Chẳng sợ Google phạt vì tội SEO quá đà vì nếu Google phạt thì phải phạt Wiki chết sập rồi.
9. External link
Theo rất nhiều tài liệu các bạn đọc được sẽ có dạng như sau: “External link sẽ truyền giá trị đi nơi khác và làm giảm giá trị của bài viết” -> Lý thuyết này xưa rồi Diễm. External link – liên kết trỏ ra bên ngoài website sẽ khiến bài viết của bạn trở thành trung tâm của nguồn thông tin. Đôi khi người ta bookmark một bài viết chỉ vì bài viết đó có quá nhiều External link giá trị mà họ chưa kịp tìm hiểu.
Lưu ý: External link phải trỏ đến một nguồn uy tín, một website có độ trust cao. Chứ External link mà toàn trỏ đến liên kết gái gọi, khách sạn, bao cao su thì Google sẽ đánh giá bạn là tội phạm mại dâm
10. Lời kết
Một bài viết hay vì nó được phá cách với những concept sáng tạo sẽ làm lôi cuốn người đọc ngấu nghiến từ con chữ này sang con chữ khác. Tuy nhiên, SEO là luật chơi của Google. Bạn muốn chơi thì phải chơi theo luật. Nghệ thuật phải đi đôi với kỹ thuật. mình không cổ xúy việc quá cứng nhắc gò bó trong các yếu tố kỹ thuật để có được bài viết chuẩn SEO. Vì suy cho cùng, bài viết là để người dùng đọc chứ có phải có spider đọc đâu.
Trong tương lai, mình có niềm tin rằng Spider với sự trợ giúp của AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ phát triển thông mình đến mức có thể nhận ra bài viết nào là giá trị và cho lên TOP. Khỏi phải tối ưu, tối iếc gì mệt mỏi. Ai cũng có thể làm tự SEO cho Website của mình khi người đó biết viết nội dung hữu ích. Nhưng hiện tại và tương lai gần, Spider chưa được thông minh như vậy nên song song với sự sáng tạo, mình và các bạn không thể bỏ qua các yếu tố kỹ thuật được. Chúc các bạn thành công
Tham khảo: Ninh Thành Nam
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây :
Wikipedia – Đỉnh cao của kỹ thuật viết bài chuẩn SEO
0 nhận xét