Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Thủ thuật BID giá từ khóa siêu rẻ trong Google AdWords phần 2

7. Tiêu chí bid giá từ khóa top 3

  • (Thuật ngữ chính xác là Quảng cáo có Vị trí hàng đầu)
  • Mình hiểu câu hỏi này tức là "bid giá từ khóa thế nào để được top 3". Vậy trước tiên nói về cách thức Google xếp hạng các Quảng cáo, là 1 trong 3 NGUYÊN LÝ GỐC của Google AdWords : ADRANK. Bạn nào chưa biết công thức adranh thì đừng Công thức AdRank tăng thứ hạng từ khóa trong Google Adwords
  • Xem "công thức" tính Adrank (Công thức này cũ, nhưng chủ yếu là theo cách tính này)
  • Trong đó CPC là giá thầu mà bạn đặt (số tiền bạn chấp nhận trả tối đa cho 1 nhấp chuột vào quảng cáo) và QLS là Điểm chất lượng của từ khoá (thang điểm 1 - 10)
  • Cùng xem ví dụ sau về cách Google sắp xếp và tính giá thực tế.
  • Như vậy để vào vị trí top 3 thì bạn cần phải là một trong 3 nhà quảng cáo có Adrank hàng đầu (1, 2, 3)
  • Ngoài ra trong công thức mới của Google từ 2015, chúng ta có:
  • Giá trị được sử dụng để xác định vị trí quảng cáo (nơi quảng cáo được hiển thị trên trang) và liệu quảng cáo của bạn có hiển thị hay không. Xếp hạng quảng cáo được tính bằng cách sử dụng số tiền giá thầu của bạn, các thành phần của Điểm chất lượng (tỷ lệ nhấp dự kiến, mức độ liên quan của quảng cáo và trải nghiệm trang đích) và tác động dự kiến của các tiện ích mở rộng và định dạng quảng cáo khác.
  • Có nghĩa là khi một quảng cáo được hiển thị, Google tính tới việc nếu quảng cáo đó hiển thị cùng với một tiện ích mở rộng (số điện thoại, bản đồ, link thêm ...) thì người search có xu hướng tương tác với quảng cáo nhiều hay không, dựa vào dữ liệu lịch sử. Khi 2 nhà quảng cáo có Adrank tương đương nhau thì Google sẽ cho hiển thị quảng cáo (có kèm tiện ích mở rộng) ở vị trí cao hơn với nhà quảng cáo mà trong quá khứ khách hàng có tương tác với tiện ích mở rộng nhiều hơn. Giả sử người tìm kiếm "cửa hàng pizza" thường có xu hướng tìm bằng di động và click vào chức năng CALL thì các nhà quảng cáo có tiện ích mở rộng cuộc gọi sẽ có ưu thế hơn.
  • Giải đáp: Như vậy để có vị trí tốt cần quan tâm 3 nhóm yếu tố là CPC, QLSEXTENTION

Yếu tố QLS

  • Nếu bạn sử dụng Đối sánh Chính xác và điểm chất lượng là 10/10 thì bạn cần tăng CPC hoặc tối ưu Extension.
  • Nếu bạn sử dụng Đối sánh cụm từ hoặc mở rộng, thì vấn đề phức tạp hơn: Điểm chất lượng của từ khoá được Google tính toán lại, mỗi khi có truy vấn tìm kiếm thích hợp. Vì vậy top hiển thị trong tài khoản mà bạn nhìn thấy thực ra là trung bình cộng của hàng trăm, hàng nghìn truy vấn tìm kiếm.
  • Trong ví dụ này, từ khoá "Bảo hiểm ô tô" có thứ hạng trung bình là 1,6.
  • Trên thực tế đây là thứ hạng tổng hợp từ nhiều lần quảng cáo hiển thị. Để xem chi tiết thứ hạng mỗi lần quảng cáo hiển thị, các bạn làm theo hình sau:
  • Kết quả là:
  • Sẽ có bạn sau khi làm theo hướng dẫn nhận ra rằng các từ khoá tìm kiếm mà bạn muốn top 3 nó lại nằm rất thấp, các tìm kiếm mà bạn không mấy quan tâm lại nằm top 3, kết quả trung bình bên ngoài bạn thấy là top 3 nhưng toàn với ... từ khoá bạn không quan tâm đấy.
  • Vậy để thứ hạng top 3, cần quan tâm tới thứ hạng từng lần quảng cáo hiển thị. Đoạn này thì lại không nói kỹ tiếp được. Sorry các bạn, viết thiếu thì mình thấy áy náy, viết đủ thì chỉ dừng lại đến đoạn này, viết thêm thì viết hết cả khoá học mất. Phần này nó thuộc vào bí truyền của SEONgon rồi :D
  • Về vấn đề tổng quát về tối ưu Điểm chất lượng, bài này không viết kỹ, hẹn các bạn bài viết về điểm chất lượng.
  • Lưu ý: chỉ nên quan tâm top hiển thị trong tài khoản thống kê, đừng nhìn kết quả khi bạn ra ngoài search, nó không quan trọng bằng khách hàng search và thấy bạn ở top mấy.

Yếu tố Extension

  • Về tiện ích mở rộng thì trước tiên các bạn cần biết cách xem số liệu. Số liệu các bạn xem ở tab "Tiện ích mở rộng" không phải chính xác là số người click vào tiện ích đâu nhé. Chỉ số tổng số click chuột vào mẫu quảng cáo (bao gồm tiêu đề, liên kết, các tiện ích khác ...)
  • Đây mới là số liệu chuẩn những click vào tiện ích mở rộng quảng cáo.
  • Bạn có thể tạm yên tâm nếu thấy rằng các tiện ích mở rộng có người click vào. nếu không hoặc quá ít thì có nghĩa tiện ích mở rộng của bạn chỉ để làm cho đẹp mà không có ý nghĩa với người dùng.

Yếu tố CPC

  • Sau khi đã làm tốt Điểm chất lượng và Tiện ích thì các bạn cứ tăng giảm giá sao cho top trung bình vào top 3 là ok rồi.
  • P/s: Có bạn hỏi "Tối ưu hết mà vẫn không đạt top 3". Mình nghĩ cần xem lại việc đã tối ưu hết. Trừ khi bạn sử dụng đối sánh chính xác và điểm đã là 10 thì chỉ còn cách tăng bid giá từ khóa và tối ưu Tiện ích mở rộng. Còn nếu bạn đang sử dụng Đối sánh cụm từ và Đối sánh rộng thì cần xem kỹ tài khoản của bạn, nhưng e là nếu chưa phải bạn từng học lớp của SEONgon thì chắc chắn ... vẫn còn có thể tối ưu hơn nữa.

8. Canh bid để duy trì top 3

  • Như đã nói ở trên, tối ưu Điểm chất lượng và Tiện ích mở rộng rồi thì canh BID nữa là ok. Nhưng đúng là canh bid cũng phiền toái vì đối thủ cũng tăng giảm giá thầu liên tục.
  • Giải đáp: hướng dẫn các bạn 2 cách cơ bản để hệ thống tự động "Canh Bid"

Sử dụng đấu thầu tự động.

  • Bạn chọn từ khoá, các từ khoá, hoặc toàn bộ từ khoá muốn duy trì top, sau đó chọn Tự động hoá
  • Tiếp theo bạn chọn tăng Bid hay giảm Bid. Như trong hình dịch ra là: tăng giá thầu 20% (max 5.000đ) nếu vị trí từ khoá tệ hơn 3, quy tắc sẽ chạy vào lúc 7h sáng và lấy số liệu trong ngày.
  • Như vậy để duy trì top 3 thì bạn tạo 24 quy tắc tăng Bid giá từ khóa ứng với 24h, 24 quy tắc giảm Bid ứng với 24h (nên để top hiển thị nhỏ hơn 2, lên quá top 2 phí tiền mà hiệu quả không tăng lắm.
  • Việc này giống như bạn có nhân viên ngồi canh, cứ giờ chẵn trong ngày là vào ngó xem từ khoá nào top thấy thì tăng giá và top cao thì hạ bớt giá xuống.

Sử dụng Chiến lược giá thầu

  • Trước hết các bạn cần biết trong tài khoản Google (Tab từ khoá) có 2 cột là "Giá thầu ước tính đầu trang" và "Giá thầu ước tính trang đầu". 2 cột này gợi ý giá BID để quảng cáo của bạn có thứ hạng trung bình là nhỏ hơn 3 hoặc nằm trong trang 1 tìm kiếm.
  • Tuy nhiên khi bid giá theo các giá trị này thì chưa chắc các bạn thấy quảng cáo nằm trong top. Vì đơn giản đây là dữ liệu trong quá khứ, các nhà quảng cáo thay đổi giá bid liên tục nên khi bạn bid giá từ khóa có thể giá đã tăng.
  • Giải pháp là sử dụng Chiến lược giá thầu (Chức năng nằm trong mục "Thư viện đã chia sẻ" nằm ở phía dưới bên trái tài khoản Google AdWords. Bạn chọn chiến lược "Nhắm mục tiêu vị trí trong trang tìm kiếm" để giá bid tự động điều chỉnh theo Giá thầu ước tính Đầu trang.
  • Sau khi có chiến lược, bạn chỉnh sửa các bid giá trong cài đặt chiến dịch là xong, bạn sẽ có "1 nhân viên bằng máy" suốt ngày ngồi bid giá tiền cao hơn "Giá thầu ước tính đầu trang" cho bạn. Trong dài hạn bạn sẽ thấy thống kê thứ hạng trung bình nhỏ hơn top 3.

9. Tiêu chí bid giá tối ưu

  • Khách hàng Alo cho mình khi xưa hay hỏi "bên đấy quảng cáo có rẻ không", mình trả lời "Không rẻ anh/chị ạ, chỉ tốt thôi" B-)
  • Một chiến dịch Quảng cáo có rất nhiều các mục đích khác nhau. Mình hay hỏi vặn lại là "Tối ưu" ở đây là gì?
  • Vậy có bao nhiêu loại mục đích?
  • Giải đáp:

Chiến dịch bán hàng

  • Nhiều click, giá click rẻ: đôi khi bạn bid giá từ khóa cao chưa chắc tốt
  • Click thu về chuyển đổi thành càng nhiều đơn hàng càng tốt. Vấn đề này thực sự đâu đầu. Thông thường các bạn có xu hướng lựa chọn các từ khoá mà các bạn nghĩ ra trong đầu (bán iphone thì từ khoá muốn quảng cáo là iphone 6, bán ô tô thì từ khoá muốn quảng cáo là ô tô Toyota ...). Như vậy không tốt, các từ khoá bạn nghĩ ra thường là từ khoá chung chung ai cũng nghĩ ra nên nó đắt, người tìm chung chung lại chưa mua hàng mà họ còn mất nhiều thời gian nghiên cứu. Những người tìm từ khoá "iphone 6 16gb trắng" sẽ tiềm năng hơn nhiều.
  • Mình thường chia từ khoá làm HOT KEY, ACTION KEY và INFOMATION KEY. 3 nhóm từ khoá này ứng với 3 giai đoạn trong hành trình mua hàng Online của người dùng là Quân tâm, Xem xét và Mua hàng.
  • Khi đó Hot key thì bid vừa phải, top 3 5 là ok rồi. Khách tìm kiếm thông tin họ click rất nhiều nên top thấp cũng có click. Top cao click nhiều đắt mà ít người mua hàng thì lãng phí.
    Action key là các key người tìm đang "muốn mua lắm rồi" thì nên bid giá từ khóa lên top cao để bán hàng.
  • Đối với mục tiêu lợi nhuận thì quan trọng nhất vẫn là LỢI NHUẬN CUỐI CÙNG = TỔNG LỢI NHUÂN (LỢI NHUẬN/ĐƠN HÀNG * TỔNG ĐƠN HÀNG) - TỔNG CHI PHÍ.
  • Bid thấp quá thì bán ít hàng, tiết kiệm tiền nhưng lợi nhuận cũng ít, thậm chí không có vì chi phí cố định cao. Bid cao quá thì bán hàng nhiều nhưng chi phí quảng cáo lại quá cao dẫn tới lỗ. Nghệ thuật là tìm ra vị trí bạn có nhiều lợi nhuận nhất :D
  • Nhớ nhé
    (1) RẺ LÀ RẺ CÁI GÌ, RẺ GIÁ CLICK HAY RẺ CHI PHÍ BÁN ĐƯỢC 1 ĐƠN HÀNG
    (2) CỐ LÀM CHI PHÍ BÁN HÀNG RẺ ĐI KHÔNG BẰNG CỐ TĂNG LỢI NHUẬN CUỐI CÙNG.

Chiến dịch thương hiệu thuần tuý

  • Đối với loại mục tiêu là thương hiệu thì không phải là số click nữa mà lại là số hiển thị, tần suất hiển thị, nói cách khác phải quy đổi ra giá hiển thị (CPM). Phần này để giải đáp trong câu hỏi về Bid giá trong Mạng hiển thị

10.Lời kết

  • Trên đây Đệ Nhất Độc đã giới thiệu một số thủ thuật giúp bạn bid giá từ khóa sao cho rẻ nhất.Hi vọng với kiến thức này sẽ giúp các bạn trong các chiến dịch quảng cáo Adwords của mình

Nguồn: Mai Xuân Đạt

Coi nguyên bài viết ở :
Thủ thuật BID giá từ khóa siêu rẻ trong Google AdWords phần 2

Tham khảo các bài viết liên quan khác tại Đệ Nhất Độc
Load disqus comments

0 nhận xét